Language Language

English English español español

Blogs Blogs

Cao gắm và lá tía tô - Sự kết hợp hoàn hảo chữa gout

Nhắc đến điều trị bệnh Gout hiện nay, rất nhiều bệnh nhân đã tìm đến y học dân tộc, sử dụng các dược liệu thiên nhiên, an toàn hiệu quả để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Trong đó, cao Gắm là một giải pháp với chi phí thấp và đặc biệt hiệu quả đã được khoa học kiểm chứng.

Cao Gắm - Vị thuốc quý của núi rừng

Hình ảnh dây gắm

Hình ảnh dây Gắm

Nhắc đến cây thuốc điều trị gút, không thể bỏ qua cây Gắm.

Gắm (hay dây Vương Tôn), tên khoa học Gnetum montanum Markgr Gnetaceae, là loài cây dây leo, mọc hoang ở nhiều vùng núi cao của nước ta. Theo y học cổ truyền, dây Gắm có vị đắng, tính ôn, tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết tan ứ. Người Tày ở Lục Yên  Yên Bái thường thu hái dây Gắm trên rừng vào một thời điểm nhất định trong năm, đem về rửa sạch, chặt nhỏ, sao khô. Sơ chế thật kỹ trước khi đem nấu thành cao.

Sau ba ngày ba đêm nấu thủ công, ninh nhừ rồi tinh lọc, cô đặc liên tục. Sau đó kết hợp với những kinh nghiệm gia truyền mới cho ra một mẻ cao Gắm. Cao này dùng pha nước uống thay trà hằng ngày, hoặc ngâm với rượu uống để phòng trừ đau nhức xương khớp, đặc biệt là bệnh Gút.

Tác dụng hỗ trợ dự phòng và điều trị gút của cao Gắm cũng đã được kiểm nghiệm và chứng minh thông qua đề tài nghiên cứu: "Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh gút của cao Vương Tôn", nghiệm thu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Yên Bái. Kết quả cho thấy: người bệnh gút sử dụng cao Gắm đã giảm đau 50% (Đánh giá qua chỉ số Ritchie), giảm sưng tại các khớp, hạ nồng độ acid uric máu (13,33% bệnh nhân giảm acid uric trên 30%, 48,33% bệnh nhân giảm acid uric từ 15 – 30%). Qua 30 ngày điều trị không phát hiện tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng và cận lâm sàng.

Xem thêm:

Tía tô – Phát hiện mới trong điều trị bệnh Gout

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn người Việt. Tuy nhiên, ít ai biết loài cây này cũng là một vị thuốc quý, đặc biệt với bệnh nhân Gút. Người Nhật từ lâu đã sử dụng Tía Tô trong bữa ăn hàng ngày, ăn kèm với các món truyền thống giàu đạm từ hải sản như sushi, sashimi…. Giúp giảm mùi tanh, giải độc, dự phòng và điều trị bệnh Gút hiệu quả

Công dụng này là nhờ khả năng ức chế enzyme Xanthine oxidase (XO) của Tía tô – một enzyme quan trọng trong sự hình thành và tiến triển của bệnh gút. Trong cơ thể, purin chuyển hóa thành hypoxanthine, rồi thành xanthine dưới tác dụng của enzyme XO.

sơ đồ

Sơ đồ

Năm 1990, Tsutomu Nakanishi và cộng sự đã tìm ra hai hợp chất: (Z,E)-2-(3,4-dihydroxyphenyl) ethenyl ester[I] và (Z,E)-2-(3,5-dihydroxyphenyl) ethenyl ester [II] của 3-(3,4-dihydrophenyl)-2-propenoic acid trong chiết xuất lá Tía tô, có tác dụng ức chế enzyme XO trên in vitro. Trong đó, chất [I] cho hiệu lực ức chế XO tương đương với Allopurinol - loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Gout.

Tía tô chữa Gout

Tía tô chữa Gout

Ngoài ra, tạp chí "Bản tin Sinh học và Dược phẩm" (Biological and Pharmaceutical Bulletin) của Hiệp Hội Dược phẩm Nhật Bản cũng đã công bố nghiên cứu về tác dụng chống viêm của thành phần Luteolin có trong Tía tô, giúp giảm triệu chứng của cơn gút cấp, hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả.

Dịch chiết từ lá Tía tô cũng có tác dụng lợi tiểu, kích thích bài tiết tuyến mồ hôi, giúp đào thải lượng acid uric tồn dư trong máu.

Với những công dụng ưu việt này, Tía tô đã dần được ứng dụng trong dự phòng và điều trị bệnh gút. Bệnh nhân gút có thể dùng lá Tía tô để sắc uống, ngâm chân, giúp giảm đau, giảm viêm.

Sự kết hợp giữa cao Gắm và tía tô sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị Gout, giúp bệnh tiến triển nhanh hơn theo chiều hướng tốt.

Quý độc giả nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận phía bên dưới để chúng tôi giải đáp thêm. Chân thành cảm ơn!

Comments
Trackback URL:

No comments yet. Be the first.