Language Language

English English español español

Blogs Blogs

Bệnh Gút (Gout) Là Gì? Dấu Hiệu & Cách Điều Trị Hay Nhất

Bệnh gút (gout) còn có tên gọi khác là thống phong. Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa nhân purin diễn ra trong thận. Từ đó khiến thận suy yếu và không thể tiếp tục đào thải axit uric từ trong máu dẫn đến tích tụ tại các khớp. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng sưng, đau đột ngột và nghiêm trọng ở các khớp. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây biến chứng nếu không sớm thăm khám và điều trị. Cùng HazuShop tìm hiểu ngay bệnh Gút (Gout) là gì? Dấu hiệu & cách điều trị gout hay nhất nhé!

Bệnh gout (gút) là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán & điều trị

 

Bệnh gout (gút) là gì?

Bệnh gout (gút) còn có tên gọi khác là thống phong. Bệnh lý này được xác định là một dạng rối loạn chuyển hóa nhân purin diễn ra trong thận. Từ đó khiến thận suy yếu và không thể tiếp tục axit uric từ trong máu.

Axit uric được hình thành trong cơ thể thường vô hại. Sau khi hình thành chúng sẽ đào thải ra khỏi cơ thể bằng nước tiểu và phân. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh gout, lượng axit uric tồn tại trong máu sẽ được tích tụ qua thời gian.

Trong trường hợp nồng độ axit uric quá cao, các tinh thể nhỏ của nó sẽ nhanh chóng hình thành. Những tinh thể này di chuyển và tập trung ở các khớp. Từ đó gây ra hiện tượng viêm kèm theo tình trạng sưng và đau đớn nghiêm trọng.

Tình trạng đau nhức và sưng đỏ do bệnh gút gây ra thường xảy ra tại các khớp ở ngón chân cái. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp khác ở chân. Cụ thể như khớp mắt cá chân, khớp đầu gối, khớp bàn chân.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Có hai nguyên nhân chính khiến bệnh bệnh gout hình thành và phát triển. Bao gồm nguyên phát (chiếm hầu hết các trường hợp) và thứ phát.

1. Nguyên nhân nguyên phát

  • Theo kết quả thống kê có đến 95% những trường hợp mắc bệnh gout là nam giới. Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những người có độ tuổi từ 30 – 60 tuổi.
  • Nhiều trường hợp chưa rõ nguyên nhân cụ thể khiến bệnh phát sinh.
  • Duy trì chế độ ăn uống chứa nhiều purin. Cụ thể như tôm, cua, các loại nấm, lòng đỏ trứng, thận, gan…Việc xây dựng và duy trì chế độ ăn uống nhiều purin được xác định là yếu tố làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt không phù hợp như uống ít nước, lười vận động, sử dụng quá nhiều rượu bia làm tăng lactate máu và khiến chức năng của thận bị suy giảm.
  • Những người bị chấn thương, mắc phải một hoặc nhiều bệnh cấp tính, chức năng thận suy giảm, những người mới làm phẫu thuật có sức khỏe suy yếu.

2. Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân gây bệnh gout

  • Bệnh hình thành do nguyên nhân di truyền (những rối loạn về gen): Hiếm gặp
  • Do quá trình đào thải acid uric suy giảm hay tăng sản xuất acid uric hoặc cả hai: Mắc bệnh suy thận hoặc những bệnh lý có khả năng làm suy giảm chức năng thanh lọc acid uric của cầu thận, sử dụng thuốc lợi tiểu (thiazid, acetazolamid, furosemid…), bệnh bạch cầu cấp hoặc một số bệnh về máu khác, dùng thuốc kháng lao (pyrazinamid, ethambutol…), điều trị các bệnh ác tính với những loại thuốc ức chế tế bào.

Đối tượng nguy cơ bệnh gout

Theo kết quả thống kê, có khoảng 1/200 người trưởng thành mắc bệnh gout. Bệnh có thể phát sinh và tiến triển ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh và nam giới có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh hơn. Bệnh ít khi xuất hiện ở trẻ em và người trẻ.

Những yếu tố nguy cơ có thể tác động đến sự hình thành và phát triển của bệnh gồm:

  • Thừa cân béo phì
  • Chế độ ăn uống nhiều hải sản và chất đạm
  • Sử dụng nhiều rượu bia trong thời gian dài
  • Giới tính và tuổi tác: Bệnh xảy ra nhiều hơn ở người lớn tuổi và ở nam giới
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh gout
  • Tăng huyết áp
  • Tăng cân quá mức
  • Mới phẫu thuật hoặc mới bị chấn thương
  • Chức năng của thận bị suy giảm hoặc bất thường
  • Nguyên nhân khiến hàm lượng axit uric tích tụ trong cơ thể có thể phát sinh từ việc bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc. Cụ thể như thuốc lợi tiểu, Aspirin, những loại thuốc có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine, thuốc hóa trị liệu.
  • Cơ thể bị mất nước
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị suy giảm chức năng thận, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim, bệnh truyền nhiễm, tắc nghẽn mạch máu, tăng huyết áp.

>>>Mách bạn: Thuốc trị nấm da đầu là gì, Loại nào tốt nhất hiện nay

Triệu chứng của bệnh gout

Các triệu chứng khó chịu của bệnh gout thường xuất hiện một cách đột ngột và xuất hiện vào ban đêm. Đối với một số trường hợp, bệnh gout không xuất hiện đồng thời với những dấu hiệu ban đầu. Những triệu chứng của bệnh lý này thường xảy ra khi bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gout mãn tính hoặc cấp tính.

Dưới đây là danh sách các triệu chứng điển hình của bệnh, gồm:

  • Khớp có dấu hiệu sưng đỏ
  • Cơn đau phát sinh ở các khớp một cách đột ngột, nghiêm trọng, dữ dội kèm theo tình trạng sưng tấy
  • Khi sử dụng tay đụng vào hoặc vô tình va chạm, cơn đau ở khớp sẽ nặng nề hơn
  • Vùng da xung quanh khớp ấm lên.

Hầu hết các dấu hiệu lâm sàng của bệnh gout thường xảy ra và kéo dài khoảng vài giờ trong 1- 2 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp nghiêm trọng, cơn đau có thể phát sinh và kéo dài dai dẳng trong vòng vài tuần.

Triệu chứng của bệnh gout

Trong trường hợp bệnh nhân không kiên trì sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gout, những triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn.

  • U cục tophi: Sự tích tụ tinh thể dưới da là đặc trưng của bệnh gout. Thông thường những khối này sẽ hình thành và phát triển xung quanh ngón chân, ngón tay, đầu gối và tai. Trong trường hợp không sớm chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp kích thước của u tophi sẽ ngày càng gia tăng.
  • Tổn thương khớp: Trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng thuốc điều trị bệnh gout, các khớp chịu ảnh hưởng có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này xảy ra lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ hình thành tổn thương xương và gây hại cho những khớp khác.
  • Sỏi thận: Trong trường hợp bệnh nhân không áp dụng các biện pháp điều trị bệnh gout đúng cách, những tinh thể acid uric không chỉ gia tăng số lượng, tích tụ ở quanh khớp mà còn di chuyển đến thận và tích tụ tại cơ quan này. Từ đó gây bệnh sỏi thận.

Mức độ nguy hiểm của bệnh gout

Mặc dù những triệu chứng của bệnh gout nghiêm trọng, khiến bệnh nhân thường xuyên căng thẳng, mất ngủ và đau đớn nhưng gout được xác định là một bệnh lý lành tính. Bên cạnh đó bệnh và các triệu chứng của khó chịu có thể được kiểm soát bằng việc sử dụng thuốc. Ngoài ra người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống để phòng ngừa đợt cấp.

Dựa trên mức độ tổn thương thực thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn. Bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Hàm lượng axit uric tồn tại trong máu đã tăng lên. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh gout vẫn chưa xuất hiện ở giai đoạn này. Thông thường bệnh nhân chỉ nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng đầu tiên của bệnh sau khi bị sỏi thận.
  • Giai đoạn 2: Nồng độ axit uric ở giai đoạn 2 rất cao. Điều này khiến các tinh thể hình thành và tích tụ ở ngón chân hay còn gọi là nốt tophi. Những nốt tophi sau khi hình thành thường có biểu hiện chậm, có thể hàng chục năm sau cơn gout cấp tình đầu tiên mới xuất hiện nhưng cũng có những trường hợp sớm hơn. Sau khi đã xuất hiện, khối lượng và số lượng của các nốt tophi có thể tăng nhanh chóng, trường hợp nặng có thể gây loét. Người bệnh thường nhìn thấy các nốt tophi trên sụn vành tai, sau đó đến khuỷu tay, gót chân, ngón chân cái, gân gót và mu bàn chân.
  • Giai đoạn 3: Các triệu chứng khó chịu của bệnh gout sẽ không biến mất. Bên cạnh đó những tinh thể axit uric sẽ gia tăng về mặt số lượng. Đồng thời vào nhiều khớp.

Hầu hết các bệnh nhân có bệnh gout phát triển và dừng lại ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2. Rất ít trường hợp có bệnh gút phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn 3. Điều này xuất hiện là do các triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra đã được kiểm soát và điều trị đúng cách ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2.

Bệnh gout được chẩn đoán như thế nào?

Do các triệu chứng lâm sàng của bệnh gout tương tự như các bệnh xương khớp khác nên quá trình chẩn đoán căn bệnh này thường gặp nhiều khó khăn, rất khó để chẩn đoán chính xác.

Thông thường bệnh gút sẽ được chẩn đoán bằng việc áp dụng những bệnh pháp sau:

  • Khám lâm sàng
  • Hỏi bệnh sử bản thân và gia đình
  • Xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm: Siêu âm khớp, chụp X-quang khớp, tìm tinh thể acid uric bằng cách chọc hút dịch khớp, đo nồng độ acid uric trong máu bằng xét nghiệm máu, chụp CT Scanner khớp.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh gout

Các phương pháp điều trị bệnh gout

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh gout, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tổn thương thực thể, kích thước tophi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (viêm, đau, sưng, số khớp bị tổn thương…) để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

1. Nguyên tắc điều trị bệnh gout

  • Tiến hành chữa trị bệnh viêm khớp ngay trong cơn khớp cấp
  • Dự phòng lắng đọng urat trong các mô, dự phòng tái phát cơn gout và dự phòng biến chứng phát sinh thông qua quá trình điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục đích điều trị và kiểm soát hàm lượng acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) đối với những trường hợp bị gout chưa có nốt tophi, acid uric máu dưới 320 mmol/l (50 mg/l) đối với những trường hợp bị gout có nốt tophi.

2. Điều trị nội khoa

Để kiểm soát cơn đau, tình trạng viêm sưng, dự phòng lắng đọng urat trong các mô, dự phòng tái phát cơn gout và dự phòng biến chứng phát sinh, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc phù hợp mức độ thương thực thể và tình trạng sức khỏe ở hiện tại.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh gout

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng với mục đích kiểm soát cơn đau và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân. Ngoài ra thuốc kháng viêm còn được sử dụng cho những trường hợp có cơn gout cấp tính để giảm viêm.

Colchicine (Colcrys)

Colchicine (Colcrys) là một loại thuốc giảm acid uric máu được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh gout. Loại thuốc này có tác dụng ức chế quá trình hình thành các tinh thể urate. Đối với những trường hợp mãn tính, loại thuốc này được sử dụng để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp.

Corticosteroid

Corticosteroid có khả năng cải thiện tốt tình trạng viêm nhiễm ở các khớp. Đồng thời giúp bệnh nhân giảm sưng, giảm đau, cải thiện tình trạng co cứng khớp và khôi phục khả năng vận động cho bệnh nhân.

>>> Có thể bạn quan tâm: Gel trị mụn cóc, mụn thịt, tẩy nốt ruồi Dvelinil có tốt không, Mua ở đâu uy tín

3. Điều trị gout tại nhà

Người bị gout có thể sử dụng thuốc kết hợp với một số cách chữa bệnh gút tại nhà bằng loại thảo dược thiên nhiên để giảm đau, giảm viêm sưng.

Cách dùng lá tía tô kiểm soát triệu chứng của bệnh gout

Tác dụng:

  • Giảm đau, giảm sưng và chống viêm
  • Lợi tiểu
  • Hỗ trợ loại bỏ axit uric trong máu.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch lá tía tô, để ráo nước, giã nát cùng một ít muối
  • Đắp trực tiếp lá tía tô và muối lên các khớp bị viêm sưng
  • Cố định thuốc bằng băng gạc
  • Áp dụng cách dùng lá tía tô kiểm soát triệu chứng của bệnh gout từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

Cách dùng lá tía tô kiểm soát triệu chứng của bệnh gout

Cách giảm triệu chứng của bệnh gout bằng đậu xanh

Tác dụng:

  • Giảm sưng đau ở các khớp
  • Kháng viêm
  • Rút ngắn thời gian phục hồi xương khớp, khôi phục khả năng vận động và đi lại của bệnh nhân.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch đậu xanh
  • Thêm đậu xanh và một lượng nước thích hợp vào nồi, ninh nhừ, lưu ý không thêm muối, đường hoặc các gia vị khác
  • Ăn mỗi ngày 2 bát đậu xanh (buổi sáng và tối)
  • Người bệnh kiên trì áp dụng cách giảm triệu chứng của bệnh gout bằng đậu xanh mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.

Cách sử dụng lá lốt điều trị bệnh gout

Tác dụng:

  • Cải thiện tần suất xuất hiện và mức độ đau nhức xương khớp
  • Hỗ trợ kháng khuẩn và giảm viêm
  • Phòng ngừa gout và các triệu chứng phát triển theo chiều hướng xấu.

Thực hiện cách:

  • Rửa sạch lá lốt, để ráo nước và phơi khô lá lốt trong bóng râm
  • Bảo quản lá lốt trong bao bì kín, tránh nơi ẩm ướt
  • Khi cần sử dụng từ 5 – 10 gram lá lốt khô kết hợp với 500ml nước lọc, sắc lấy 200ml nước thuốc
  • Chia nước sắc lá lốt thành 2 lần uống trong ngày.

4. Điều trị ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật loại bỏ nốt tophi sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện đối với những trường hợp:

  • Bội nhiễm nốt tophi
  • Gout phát triển và kèm theo biến chứng loét
  • Nốt tophi xuất hiện với kích thước lớn, làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại và vận động của bệnh nhân hoặc tiến hành phẫu thuật vì lý do thẩm mỹ.

Bệnh nhân cần sử dụng colchicin khi phẫu thuật để phòng ngừa cơn gout cấp khởi phát và sử dụng kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Điều trị ngoại khoa

Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc các bạn một ngày tốt lành!

Xem ngay:

TOP 4 THUỐC TRỊ VIÊM NANG LÔNG TỐT NHẤT CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Hôi nách là gì, Thuốc trị hôi nách nào tốt nhất hiện nay

Top 5 thuốc trị rụng tóc hiệu quả nhất hiện nay, Mua ở đâu uy tín

Comments
Trackback URL:

No comments yet. Be the first.